» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81260500

 
Tư liệu
Gửi bài viết này cho bạn bè

Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh lương thực quốc gia. [25/6/09]
Liên hợp quốc cho hay năm 2008, khoảng 1 tỷ 100 triệu người trên thế giới bị đói tăng hơn 100 triệu so năm 2007 do cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cơ quan lương thực Liên hợp quốc (FAO) cho rằng con số này lớn đến mức kỷ lục

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA

 

TS. Tô Văn Trường

Ban chủ nhiệm chương trình

 trọng điểm cấp nhà nước KC08/06-10

 

I.                    ĐẶT VẤN ĐỀ

Liên hợp quốc cho hay năm 2008, khoảng 1 tỷ 100 triệu người trên thế giới bị đói tăng hơn 100 triệu so năm 2007 do cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cơ quan lương thực Liên hợp quốc (FAO) cho rằng con số này lớn đến mức kỷ lục. Giám đốc FAO nói rằng tỷ lệ người đói trên thế giới chiếm khoảng 1/6 dân số toàn cầu đang là mối đe dọa nguy hiểm cho an ninh và hòa bình trên thế giới. Phần lớn người suy dinh dưỡng sống ở các nước đang phát triển. Hơn một nửa số này khoảng 642 triệu người là cư dân vùng Á châu Thái Bình Dương.

Nhiều nhà khoa học và hoạch định chính sách càng lo lắng với tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu và khu vực có xu thế ngày càng bất lợi như nước biển dâng, nhiệt độ tăng cao tác động xấu đến giống cây trồng vv…sẽ càng làm cho tình trạng cung cấp lương thực trên toàn cầu trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.

Khái niệm về An ninh lương thực: Hội nghị lương thực thế giới 1974, khái niệm an ninh lương thực được hiểu theo nghĩa hẹp là “sự sẵn có của nguồn cung lương thực thế giới ở mọi lúc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong điều kiện biến đổi về sản xuất và giá cả lúa gạo”.

Hội nghị lương thực thế giới năm 1996 đã mở rộng khái niệm an ninh lương thực theo chuỗi từ cấp độ cá nhân đến cấp độ toàn cầu và chuyển hóa từ lượng sang chất  An ninh lương thực đạt được ở mỗi cá nhân, mỗi hộ, mỗi  quốc gia, vùng lãnh thổ, và cấp độ toàn cầu cầu khi tất cả mọi người, ở mọi lúc, mọi nơi đều có đủ chất dinh dưỡng cho cuộc sống”

            Có thể hiểu một cách nôm na, an ninh lương thực chính là đủ lương thực cho xã hội để không ai bị đói, người làm ra lương thực không bị nghèo đi so với mặt bằng chung của xã hội.

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.

Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.

Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão. Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.

II.         TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP- NÔNG THÔN- NÔNG DÂN

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân từ lâu đã trở thành những vấn đề lớn mang tính chiến lược mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, cũng là những câu chuyện thường ngày được bàn luận sôi nổi ở khắp nơi, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà an ninh lương thực đang trở  thành nội dung “nóng” mang tính chất toàn cầu. Chính bởi vậy, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã mở Hội nghị lần thứ 7 để thảo luận về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Mục tiêu của Việt Nam thoát khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp trước năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 với khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” càng đòi hỏi chúng ta phải giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân một cách triệt để và đồng bộ. Tuy nhiên, điều đó quả thực không dễ dàng chút nào, khi mà ở nước ta tầng lớp người dân nghèo, đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa được hưởng các thành quả tăng trưởng kinh tế còn ít ỏi, lại phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát, giá cả leo thang, cùng các hệ lụy của nạn ô nhiễm môi trường. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, chống khủng hoảng kinh tế tài chính là thách đố đối với những người quản lý, điều hành đất nước.

            Thế giới nhìn chung, công bằng xã hội đi theo hình Parabol gần như  dạng chữ “U” lộn ngược có nghĩa là họ cũng trải qua giai đoạn phát triển ban đầu phải chấp nhận mất công bằng xã hội tăng lên rồi giảm dần theo đường tiếp cận. Vấn đề công bằng xã hội ở Việt Nam luôn được đề cập, nhấn mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều diễn đàn từ trung ương đến địa phương nhưng vì sao thực tế khoảng cách giàu nghèo ngày càng dãn ra như vậy? Rõ ràng, cần phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để tìm ra những giải pháp phù hợp giải quyết một cách cơ bản vấn đề “tam nông” của chúng ta.

Nông thôn nước ta còn lạc hậu, nông nghiệp bấp bênh thể hiện rõ nhất là khả năng chống chịu với thiên tai, dịch bệnh còn nhiều yếu kém, bất cập. Thiệt hại vật chất do thiên tai, dịch bệnh hàng năm khoảng 1% GDP, tác động chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và người nông dân nghèo khó. Theo thống kê, nông dân chiếm đến 90% tổng số người nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn chưa bằng một nửa khu vực thành thị nhưng đang đóng góp khoảng 20% GDP, trong khi Nhà nước nước đầu tư cho nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm chỉ còn khoảng 8,5% (chủ yếu cho thủy lợi phục vụ đa mục tiêu), đáp ứng được 17% nhu cầu phát triển. 

Trong cơn bão giá và khan hiếm lương thực hiện nay, thế giới hình như cũng đã nhìn ra những hệ lụy đau xót của sự đối xử không đúng mức đối với “tam nông”. Một vựa lúa của thế giới, với những thành tựu nhảy vọt về công nghệ giống như Philippin cũng nhiều lúc phải nhăn nhó vì thiếu lương thực do sự phát triển tràn lan, đặc biệt là công nghiệp. Một nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo do luôn dư thừa dự trữ như Thái Lan cũng có lúc phải lên tiếng xiết chặt hầu bao và lo lắng cho kho gạo xuất khẩu của mình. Một số nước do thiếu lương thực đã xảy ra bạo động, mất ổn định xã hội. Việt Nam nếu không kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh quy hoạch phát triển giữa công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp thì chắc chắn cũng sẽ gánh chịu những hệ quả còn nặng nề hơn. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo Việt Nam sẽ là một trong số ít quốc gia bị mất nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp do biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao.  

 

III.        THỰC TRẠNG CUNG CẦU LƯƠNG THỰC.

Một số nhà khoa học cho rằng từ “lương thực” theo nghĩa tiếng Việt chỉ những nông sản có chứa tinh bột, do đó nếu nói an ninh lương thực là chưa đủ bởi vì theo nghĩa tiếng Anh “FOOD” có nghĩa bao hàm cả lương thực và thực phẩm (thịt, rau, đậu, trứng, quả, thủy sản) có giá trị dinh dưỡng cho con người và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau. Trong phạm vi bài viết này, sẽ tập trung vào khái niệm an ninh lương thực lấy lúa gạo là đối tượng chủ yếu.  

Theo mạng thông tin khoa học công nghệ Việt Nam năm 2008, trên thế giới, sản lượng lương thực năm 1950 là 673,4 triệu tấn, bình quân 270 kg/người, năm 1980 đạt 1.565,7 triệu tấn, bình quân 352 kg/người, năm 1990 đạt 1.954,67 triệu tấn đạt 369 kg/người, năm 2007 đạt 2,125 triệu tấn. Để giảm bớt phụ thuộc vào dầu mỏ, hiện có 41 nước trên thế giới khuyến khích sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học ethanol từ mía đường, ngô sắn làm cho sản lượng ngũ cốc trên thế giới năm 2007 đạt hơn 2,1 tỷ tấn tăng 4,3% nhưng có  đến 33 nước vẫn bị thiêú lương thực.

Nhu cầu lương thực của thế giới khá đa dạng, trong đó lúa gạo là mặt hàng lương thực quan trọng. Từ năm 2005, hàng năm thế giới sản xuất ra gần 650 triệu tấn thóc (tương đương 420-430 triệu tấn gạo). Trong đó, Trung Quốc trên 180 triệu tấn, Ấn Độ gần 140 triệu tấn, Indonesia khoảng 55 triệu tấn, Bangladesh 40 triệu tấn, Việt Nam 38 triệu tấn và Thái Lan trên 30 triệu tấn vv…Tiêu dùng lúa gạo của thế giới hàng năm khoảng 520 triệu tấn, còn lại khoảng 100 triệu tấn thóc đưa vào dự trữ. Theo số liệu của phòng nông nghiệp Mỹ, dự trữ gạo cuối năm 2007 chỉ có 72 triệu tấn, giảm 5% so với năm 2006 và là mức dự trữ thấp nhất từ năm 1983 trở lại đây. Phần lớn lúa gạo sản xuất tiêu dùng tại trong nước, thương mại lúa gạo chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đến 7-8% sản lượng sản xuất ra. Năm 2006-2007, hàng năm xuất khẩu gạo xấp xỉ 28 triệu tấn, chiếm 6,6% sản lượng sản xuất.      

Từ đầu năm 2008, trên thế giới đã diễn ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về lương thực. Nguyên nhan do việc gia tăng dân số, đất đai sản xuất bị thu hẹp, sử dụng lương thực để phát triển năng lượng sinh học, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vv…Trong giai đoạn khủng hoảng lương thực vừa qua, Thái Lan là một nước thành công trong việc dự báo, dự trữ và có chính sách đối xử rất khôn ngoan nên đã giành được cả về lợi ích kinh tế và thương mại thông qua việc duy trì xuất khẩu gạo.

3.1        Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

  -         Giai đoạn 1979-1989: diện tích gieo trồng lúa ổn định khoảng 5,4-5,8 triệu ha

.-          Giai đoạn 1990-1999: diện tích lúa tăng từ 6 triệu tấn/ha năm 1990 lên 7,66 triệu ha năm 1999, sản lượng gạo giai đoạn này tăng trung bình 7,2%/năm.

-           Giai đoạn từ 2000 – 2007: diện tích lúa liên tục giảm, năng suất  lúa tăng chậm. Riêng trong giai đoạn 2001-2002, sản lượng lúa tăng mạnh từ 32 triệu tấn lến 34,5 triệu tấn.

-           Năm 2008, diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 7,4 triệu ha, tăng 200 nghìn ha so năm 2007. Năng suất trung bình đạt 5,2 triệu tấn/ha, tăng so với 5 tấn/ha của năm 2007.  Năm 2008 là năm đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay do diện tích lúa được mở rộng và năng suất tăng. Săn lượng lúa cả năm 2008 đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007.

 

Download (PDF; 621KB)

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o