» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81267200

 
Tư liệu
Gửi bài viết này cho bạn bè

Giới thiệu qui hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và năm 2020. [25/5/09]
Bài viết giới thiệu tóm lược qui hoạch phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển dịch vụ của đồng bằng sông Hồng

QUY HOẠCH  PH ÁT TRIỂN KINH TẾ´ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ NĂM 2020

 

1 Dự báo phát triển dân số

Các tài liệu làm cơ sở dự báo dân số trong tương lai

-          Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ năm 1990 ¸ 1999.

-          Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1990 ¸ 1999.

-          Các chính sách kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước.

-          Kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội của vùng và các  tỉnh. 

Một số dự báo trong tương lai

-          Tốc độ tăng dân số hàng năm của toàn lưu vực sẽ giảm và đi đến ổn định, độ tuổi bình quân dân số có xu hướng tăng cao do giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tăng tuổi thọ bình quân.

-          Biến động cơ học về dân số diễn ra nhanh do luồng di dân tự do từ nông thôn về thành phố, đô thị, thị xã, thị trấn.

-          Lực lượng lao động ngày càng có độ tuổi trung bình cao hơn, lao động có văn hoá và tay nghề qua đào tạo ngày càng tăng (nhất là ở các đô thị và thành phố lớn).

-          Nhu cầu việc làm đang là sức ép ngày càng lớn ở cả thành thị và nông thôn, cơ cấu việc làm cho người lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá song rất chậm. Mặt khác lao động trong khu vực nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ quá lớn, chuyển đổi kinh tế sang hướng công nghiệp - du lịch - dịch vụ - nông nghiệp mới có khả năng giải toả vấn đề này (cả lao động và việc làm).

Dân số dự kiến đến năm 2020 trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình là 31.588.000 người, với số dân thành thị dự kiến đến năm 2020 là 10.573.000 người. Mật độ dân cư trung bình tại thời điểm này là 351 người/km2.

 

Bảng 1.25 : Dự báo mức tăng trưởng dân số trên lưu vực

Hạng mục

Năm

1999

2010

2020

2040

Tổng số dân (nghìn người)

25776,3

28867,0

31588,0

35865,0

Chia ra:

 

 

 

 

- Thành thị

4690,0

7063,0

10573,0

14346,0

- Nông thôn

21086,3

21804,0

21015,0

21519,0

- Nam

12630,3

1445,0

15636,0

17932,0

- Nữ

13146,0

14722,0

15952,0

17933,0

- Mật độ

288,0

321,0

351,0

400,0

- Lao động

13189,0

15010,0

17057,0

19725,0

                Sau đây là dự báo tăng trưởng dân số tại các tiểu khu vực trong hệ thống sông Hồng – Thái Bình (bảng 1.26)

Bảng 1.27: Dự báo mức tăng trưởng dân số trên các tiểu khu vực thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình

Hạng mục

Năm

1999

2010

2020

2040

Tổng số dân (nghìn người)

25776,300

28867,271

31588,446

35865,00

Chia vùng:

 

 

 

 

-Sông Đà

1354,251

4650,754

1854,302

2354,359

-Sông Thao

826,400

950,570

1082,350

1206,000

-Vùng sông Lô - Gâm

1860,780

2139,897

2418,083

2925,640

-Thượng du sông Thái Bình

1357,890

1221,410

1343,510

1612,210

-Trung du sông Thái Bình

3624,470

4094,680

4504,150

5404,980

- Trung du sông Hồng

1449,460

1813,000

2059,000

2203,130

- Hữu sông Hồng

8169,110

9121,630

9851,360

10836,0

- Tả sông Hồng

4396,230

4908,830

5301,536

5831,680

- Hạ du sông TháI Bình

2737,720

2966,500

3174,155

3491,0

 

     Trong đó dự báo dân số, lao động đến năm 2010 cụ thể trên các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng - Thái Bình như sau:

Bảng 1.28: Dự báo dân số - lao động đến năm 2010 các tỉnh đồng bằng sông Hồng – sông Thái Bình

Hạng mục

Hộ

Khẩu (người)

Lao động (người)

Tổng số

Nông thôn

Thành thị

Tổng số

Nông thôn

Thành thị

Tổng số

Nông thôn

Thành thị

Hà Nội

733620

295474

438146

3067075

1300742

1766333

1407980

595917

812063

Hải Phòng

237541

138509

99033

1187707

692543

495164

546345

318570

227775

Vĩnh Phúc

266500

242696

23804

1257786

1149246

108541

578582

528653

49929

Hà Tây

539693

498861

40832

2700559

2496399

204160

1242257

1148343

93914

Bắc Ninh

230368

215775

14593

1074706

1006900

67806

490560

459583

30977

Ninh Bình

201289

175725

25564

1006445

878626

127818

462965

404168

58796

Thái Bình

401852

353486

48366

2009261

1767432

241830

904168

795344

108823

Hưng Yên

241709

207843

33866

1208544

1039215

169329

543845

467647

76198

Hải Dương

371083

317690

53393

1855415

1588448

266967

843019

722069

120950

Nam Định

427252

373893

53359

2136260

1869463

266797

982680

859953

122726

Nam

180133

159382

20752

900667

796909

103758

414307

366578

47728

 

2 Quy hoạch phát triển công nghiệp

Phương án phát triển công nghiệp của vùng thể hiện ở số phần trăm trong GDP và % tăng trưởng tổng hợp theo bảng 1.29 (Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng”).

Bảng 1.29: Phương án phát triển trên lưu vực sông  Hồng – Thái Bình

Năm

% GDP

% Tăng trưởng

Năm 2000

21,89

10,51

2001 ¸ 2005

24,18

11,50

2006 ¸ 2010

26,85

11,10

Các lĩnh vực phát triển công nghiệp chủ yếu là: công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử tin học, công nghiệp sản xuất nguyên liệu cơ bản, công nghiệp nông thôn. Theo quy hoạch có 13 khu công nghiệp tập trung là: Đông Bắc Hà Nội, Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long, Sóc Sơn, Nội Bài, Đông Anh, Đồ Sơn, Nomura, Đình Vũ, Minh Đức, Hoà Lạc 1, Hoà Lạc 2, Xuân Mai. Hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp bao gồm: Khối phục các làng nghề và ngành nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đẩy mạnh các tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp (các loại máy móc thay thế lao động, trang thiết bị kỹ thuật đánh bắt chế biến thủy hải sản, chế biến sơ chế sản phẩm nông nghiệp...phát triển mạnh mẽ ở cấp huyện, xã và các khu dân cư tập trung ở nông thôn. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ (gia đình, tư nhân, cá thể) đáp ứng nhu cầu tại chỗ, sơ chế thô để cung cấp cho các cụm công nghiệp trong và ngoài vùng. Phát triển các cơ sở công nghiệp địa phương về chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thuỷ điện nhỏ và rất nhỏ. Riêng vùng trung lưu còn có khả năng về khai thác và chế biến khoáng sản. 

Công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng – sông Thái Bình được phân bố trên địa bàn vùng tạo thành hệ thống bao gồm:

- Các cụm công nghiệp, khu công nghiệp như khu công nghiệp cao, khu công nghiệp điện tử, khu chế xuất

- Các hành lang công nghiệp: dọc quốc lộ 5, quốc lộ 18, đường 10

- Các xí nghiệp nằm trong đô thị, thị trấn, thị tứ, bố trí đều trên toàn vùng

3 Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Vùng đồng bằng sông Hồng phải phát triển đảm bảo an ninh lương thực cho toàn Bắc Bộ. Trên cơ sở đó thực hiện phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng hoá, chuyên môn hoá, và từng bước có được nền nông nghiệp hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng chất lượng nông sản theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đáp ứng nhu cầu trong và ngoài vùng.

Vùng Tây Bắc phát triển đảm bảo an toàn lương thực của vùng, chuyển hướng sản xuất hàng hoá, ngoài lúa nước cần chuyển mạnh sang cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày tạo nhiều sản phẩm trao đổi trong và ngoài nước.

Vùng Đông Bắc: trước hết phát triển nhằm đáp ứng ứng nhu cầu nội vùng, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng nông sản như: hoa quả, thịt, chè, cà phê, rau, đậu, đặc sản rừng... Đông Bắc cần tập trung sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Hình thành các vùng chuyên canh cây mía, chè, cây ăn quả và rau củ..., tăng sản lượng lương thực, đảm bảo an toàn lương thực cho toàn lưu vực.

Tổng diện tích đất nông nghiệp vùng ảnh hưởng lũ có hệ thống đê bảo vệ tính đến năm 2010 là 871261ha, trong đó:

- Đất cây hàng năm năm 2010:                                                                        780.316 ha

                + Đất trồng lúa và các cây lượng thực :                                          720.628 ha

                + Đất màu và cây công nghiệp :                                                         59.988 ha

- Đất cây lâu năm :                                                                                                32.837ha

- Đất chăn nuôi :                                                                                                  12.455 ha

- Đất đồng cỏ :                                                                                                      2.899 ha

- Đất hồ ao :                                                                                                        40.741 ha

- Đất rừng :                                                                                                          80.275 ha

                + Rừng tự nhiên :                                                                               25.429 ha

                + Rừng trồng :                                                                                     54.846 ha

- Đất chuyên dùng :                                                                                          273.380 ha

                + Đất thuỷ lợi :                                                                                      81.589 ha

                + Đất giao thông :                                                                                55.527 ha

                + Đất xây dựng :                                                                                   23.848 ha

                + Đất dân cư đô thị :                                                                            112.416 ha

- Đất chưa sử dụng :                                                                                           161.151 ha

                + Có khả năng chuyển sang đất nông nghiệp                                 24.342 ha

                + Có khả năng trồng rừng:                                                                   24.052 ha

4 Quy hoạch phát triển lâm nghiệp

Trên lưu vực cần sông Hồng – Thái Bình cần tăng cường trồng rừng các khu vực bán sơn địa và ven biển, tăng độ che phủ cây xanh đến mức 20%. Vùng Tây Bắc lưu vực chuyển từ khai thác sang bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia làm nghề rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường chống xói mòn, điều hoà nguồn nước. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân có nhiều công việc lâm nghiệp theo phương thức “nông lâm kết hợp”. Mục tiêu đến năm 2000 có độ che phủ 20% và năm 2010 có độ che phủ là 40%. Cụ thể là: Tổng diện tích đất lâm nghiệp 2.441.100 ha, đưa vào sử dụng 1.444.000 ha (bảo vệ 476.000 ha, tạo rừng mới 967.400 ha gồm cả khoanh nuôi và trồng rừng).Vùng Đông Bắc lưu vực là vùng có tiềm năng đất đai, giao thông thuận tiện, có thị trường tiêu thụ lâm sản, có lao động, có nhiều cơ sở lâm nghiệp và kinh nghiệm làm lâm nghiệp. Nhiệm vụ của vùng cũng như Tây Bắc, hình thành ổn định 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; tạo hệ sinh thái bền vững, bảo vệ đất, giữ nước, duy trì môi trường sinh thái tốt. Ngoài ra còn xây dựng các vùng rừng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ, rừng đặc sản (quế, hồi). Mục tiêu đạt được độ che phủ năm 2010 là 59% và đến năm 2020 là 65%.

5 Quy hoạch phát triển thuỷ sản

                Về vấn đề thuỷ sản, trên lưu vực sông Hồng cần phát triển nhanh, toàn diện, đồng bộ và bền vững; Khai thác đi đôi với nuôi trồng, phát triển ổn định ở cả 3 khu vực: Ngọt - lợ - mặn. Tăng cường phát triển theo hướng thâm canh trong đất liền và trang bị tàu thuyền, thiết bị kỹ thuật để đánh bắt xa bờ. Mục tiêu vừa tăng sản lượng nuôi trồng vừa tăng sản lượng đánh bắt trên biển. Đầu tư vào chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ.Vùng Đông Bắc lưu vực cần tăng cường nuôi trồng thủy sản nước ngọt tận dụng các ao hồ nhỏ và hồ chứa lớn: Thác Bà, Núi Cốc, Ba Bể, Cấm Sơn... đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng các con đặc sản, kết hợp vừa thủy sản vừa nông nghiệp. Phát triển các trung tâm hậu cần nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản. Vùng Tây Bắc lưu vực cần phát triển mạnh nuôi cá và các loại thủy sản trong các ao hồ nhỏ, tư nhân và có điều kiện thâm canh cao. Nuôi cá ở hồ chứa tự nhiên và nhân tạo (hồ chứa Hoà Bình, Pa Khoang...) cần có cơ chế chính sách giao quyền sử dụng mặt nước để có đầu tư ổn định về thủy sản. Hồ chứa lớn phục vụ với nhiều mục đích song thủy sản cũng là công việc kết hợp đáng kể đem lại nguồn lợi kinh tế cũng như công việc cho người lao động cần được chú trọng ở vùng Tây Bắc.

 

Bảng 1.30:Hiện trạng và dự kiến phát triển thủy sản đến năm 2020

 lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình

Hạng mục

Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha)

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (ha)

2003

2020

2003

2020

Tổng các lưu vực

111.727

173.150

198.690

635.061

1. Lưu vực sông Cầu – sông Thương

13.760

30.100

12.950

44.600

2. Lưu vực hữu sông Hồng (sông Đáy)

32.731

50.350

59.488

236.400

3. Lưu vực sông Đà

3.594

5.700

3.712

9.200

4. Lưu vực tả sông Hồng

23.983

33.550

48.735

156.600

5. Lưu vực hạ lưu sông Thái Bình

25.344

33.300

63.027

157.400

6. Lưu vực sông Lô – sông Gâm

6.662

9.650

5.917

15.400

7. Lưu vực sông Thao

5.653

10.500

4.808

15.461

6 Quy hoạch phát triển dịch vụ

- Quy hoạch phát triển đô thị

Bộ khung kinh tế của đồng bằng sông Hồng – sông Thái bình được tạo thành bởi 3 trục phát triển công nghiệp và đô thị. Trục phí bắc là hai hành lang theo trục đường 18 và đường 5, trục phía Tây dọc theo đường 21 và đường 1, trục phía đông dọc đường 10. Các hành lang này nối các đô thị tạo nên khu động lực phát triển kinh tế công nông nghiệp và dịch vụ liên hoàn

Ngoài hai đô thị cấp I Hà Nội và Hải Phòng, các đô thị cấp II sau đây đã được xác định để dầu tư cho cơ sở hạ tầng : gồm Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Phủ lý, Chí Linh, Bắc Ninh, Việt Trì, Tam Điệp. Ngoài ra sẽ hình thành hàng loạt đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội như Miếu Môn, Hoà Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Sóc Sơn.

- Quy hoạch các cụm dân cư nông thôn

                Đến năm 2010 gần 60% dân số vẫn ở nông thôn. Khó khăn lớn nhất vẫn là việc làm, nhà ở, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Vấn đề cấp bách hỗ trợ cho nông thôn là vốn, công nghệ phù hợp và tìm thị trường, kể cả thị trường lao động. Cần có hệ thống tín dụng nông nghiệp, cần điện khí hoá 85-90% số hộ dân vùng đồng bằng sông Hồng, xây dựng giao thông nông thôn, cụm công nghiệp nhỏ và các cụm dân cư, thị tứ, thị trấn, tổ chức đào tạo nghề và đẩy mạnh tiếp thị.

- Quy hoạch phát triển thương mại                                                                                                                                          

                Quy hoạch phát triển thương mại theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thương mại với thị trường. Tổ chức lại hệ thống ngân hàng đa thành phần, ngân hàng cổ phần, ngân hàng thương mại, mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài vào kinh doah. Tổ chức ngành du lịch theo hướng du lịch cảnh quan, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, đảm bảo ngành du lịch có tốc độ phát triển nhanh. Khôi phục và nâng cấp cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá lịch sử, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng kế hoạch phát triển văn hoá, giáo dục, y tế rộng rãi và đồng đều, xoá bỏ những vùng trắng về giáo dục và những vùng trắng về y tế. Vào năm 2010GDP bình quân đầu người của khu vực đô thị là 1724USD còn khu vực nông thôn là 367USD. Nhưng thu nhập bình quân đầu người của khu vực đô thị là 1034 triệuUSD. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn là 313USD, trong đó thu từ nông nghiệp là 128USD, còn lại 184,7USD từ phi nông nghiệp.

- Quy hoạch vốn đầu tư

                Tổng đầu tư bình quân mỗi năm 3007 triệu USD, trong đó 1236 triệu USD cho công nghiệp, 799 triệu USD cho nông nghiệp và 972 triệu USD cho dịch vụ. Trong đó:

                + 58% tổng số vốn đầu tư (26446 triệu USD) được tíh luỹ từ GDP với tỷ lệ tích luỹ 15% cho các năm 1996-2000 và 18% cho các năm 2001-2010. Bình quân mỗi năm 1763 triệu USD được tái đầu tư gồm 51,6% từ ngân sách, 48,4% từ các doanh nghiệp và dân (tức vốn huy động trong nước 58%)

                + 42% tổng nguồn vốn đầu tư tương đương 18924 triệu USD được huy động từ vốn tín dụng 4%, từ vốn vay ODA 18% và vón vay FDI 20% (tức vay vốn nước ngoài 42%)

                Giá trị tài sản cố định của toàn vùng đồng bằng sông Hồng – Sông Thái Bình tính đến năm 1997 khoảng 52,84 tỷ USD. Trong đó 80% là tài sản của nhân dân, còn lại là các cơ sở công nông nghiệp và dịch vụ. Tổng đầu tư thêm của các ngành công nông nghiệp và dịch vụ đến năm 2010 là 45 tỷ USD. Nếu tính cả tài sản cố định của nhân dân tăng thêm thì đến năm 2010 giá trị tài sản cố định của toàn vùng đồng bằng sông Hồng – sông Thái Bình lên tới 190-200 tỷ USD.

 

KẾT LUẬN

Việc đánh giá các tài liệu về quy hoạch, dân sinh kinh tế của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và phụ cận là cơ sở để nghiên cứu các cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng. Báo cáo đã tổng hợp, phân tích được các hiện trạng về dân sinh kinh tế trên lưu vực trong giai đoạn hiện tại và tới năm 2010, năm 2020. Qua đó, để đảm bảo cấp nước đầy đủ phục vụ nông nghiệp cho mùa cạn trong lưu vực sông Hồng – Thái Bình, nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cho nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Để nông nghiệp và nông thôn phát triển với nhiệp độ cao, cần có nguồn vón đầu tư 15000 tỷ đồng hàng năm. Cần nâng cấp, cải tạo và khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi đã có. Tiếp tục đầu tư xây dựng mới các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được các mục tiêu về sản xuất lương thực từ nay đến năm 2010 và năm 2020, từ đó đảm bảo cấp nước cho các ngành kinh tế có nhu cầu sử dụng  nước kể cả cấp nước sinh hoạt, kết hợp với việc quản lý bảo vệ nguồn nước. Do đó cần có chính sách hợp lý khuyến khích việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc kết hợp với các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác rừng có kế hoạch và khoa học, phấn đấu đảm bảo độ che phủ của rừng đạt được các chỉ tiêu đã đặt ra tới năm 2010 và 2020. /.

 

(www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o