» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81269353

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Vấn nạn “lô cốt”. [02/12/08]
Người dân biết rõ mục đích của các dự án thuộc lĩnh vực vệ sinh môi trường và nâng cấp đô thị ở TP.Hồ Chí Minh nhằm cải thiện môi trường đất và nước, giảm đáng kể nạn ngập úng sau mỗi cơn mưa, góp phần kích cầu phát triển kinh tế.
VẤN NẠN “LÔ CỐT”

 

 TÔ VĂN TRƯỜNG

 

Người dân biết rõ mục đích của các dự án thuộc lĩnh vực vệ sinh môi trường và nâng cấp đô thị ở TP.Hồ Chí Minh nhằm cải thiện môi trường đất và nước, giảm đáng kể nạn ngập úng sau mỗi cơn mưa, góp phần kích cầu phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, một trong các vấn đề “nóng” đang gây ra nỗi bức xúc lớn trong nhân dân là việc quây “lô cốt” để thi công quá lâu, gây ùn tắc giao thông, làm xấu mỹ quan đô thị, thực sự trở thành vấn nạn trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Người dân lại rùng mình khi nghe tin hai năm tới TP.HCM còn phải đào đường tiếp 52 km đường (Tuổi Trẻ 27/11/2008).

Nguyên nhân gây nên sự chậm trễ, thậm chí đổ vỡ đáng tiếc của một số dự án đầu tư có cả chủ quan và khách quan. Tầm nhìn, cơ chế chính sách, năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan có trách nhiệm và trình độ, kinh nghiệm thi công, khả năng tài chính của nhà thầu không theo kịp yêu cầu phát triển đô thị. Thành phố lại chưa có “bản đồ đô thị công trình ngầm” hiện hữu nên mỗi khi thi công gặp sự cố đụng phải các công trình công ích ngầm dù rất nhỏ, nhà thầu rất lúng túng, mất nhiều thời gian truy tìm chủ nhân, tìm hướng xử lý, nhưng vẫn chưa có được các biện pháp giải quyết phù hợp. Để tháo gỡ các vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án vì “thời gian là tiền bạc” cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

Xử lý khi nhà thầu vi phạm: Ở các nước, cơ quan công quyền có thể bắt cả nhóm thi công (kể cả kỹ sư nước ngoài) về tạm giam và tịch thu thiết bị cho vào kho vì lý do kém an toàn, gây nhếch nhác mỹ quan đô thị. Nhà thầu phải đến nộp phạt, trả hết các khoản phí tịch thu thiết bị rồi mới được nhận lại nhân viên và thiết bị. Không phải ngẫu nhiên, tôi được nghe chuyên gia nhận xét cách quản lý đô thị của Việt Nam quá nhiêu khê, nhiều khi dẫn đến bất lực! Hợp đồng của dự án ODA cho phép chủ đầu tư nhờ bên thứ ba làm công việc thay thế nhà thầu đã được thúc dục, cảnh báo mà vẫn chây lỳ, sau đó trừ chi phí thực chi (không phải chi phí nhà thầu bỏ giá) cho công tác đó. Phía Việt Nam cần có cơ chế phù hợp để sử dụng nguồn vốn này. Mới đây, việc trục xuất nhà thầu (Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng) do không tuân thủ tiến độ thi công theo hợp đồng của dự án vệ sinh môi trường là tín hiệu tích cực, ban đầu cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức và hành động.

Kiểm soát chi tiêu của nhà thầu: Các nhà thầu được ứng trước 15% giá trị hợp đồng với mục đích huy động máy móc, mua nguyên vật liệu. Những khoản này thường bị công ty “mẹ” (Tổng Công ty) chi phối sử dụng, dẫn đến hậu quả công ty “con” đang thi công dự án phải tự lo, bươn chải. Trong trường hợp công ty con gặp khó khăn, chây lười, thi công chậm trễ, thì công ty mẹ cũng rất khó xử lý vì “há miệng, mắc quai”! Cần có cơ chế quản lý khoản ứng trước, chỉ cho phép nhà thầu sử dụng vào đúng mục đích của gói thầu.

Giao Tư vấn giám sát quyền hạn xử lý công việc ở hiện trường: Thành phố đã bỏ ra chi phí hàng triệu đô la để thuê tư vấn giám sát các dự án có nguồn vốn ODA. Do đó, cần phải phát huy vai trò, chức năng của tư vấn theo nguyên tắc quyền lợi, trách nhiệm và quyền hạn. Tư vấn quốc tế thường có kinh nghiệm và quyết đoán nên giao cho họ quyền hạn xử lý công việc ở hiện trường và chi trả cho nhà thầu theo đúng hợp đồng và thông lệ quốc tế. Tình trạng hiện giờ là quy định của Việt Nam còn can thiệp quá nhiều vào quyền hạn của tư vấn. Nhiều khi tư vấn đã chứng nhận chi trả cho nhà thầu đúng theo hợp đồng đã ký và theo thông lệ dự án viện trợ, nhưng phía Việt Nam cho rằng “trái quy định”. Nhà thầu lâm vào khó khăn tài chính vì nhiều khoản tiền bị ách lại chờ ý kiến cấp trên, trong khi theo hợp đồng thì việc chi trả là đúng, không cần phải xin ý kiến!?

Phối hợp đồng bộ tập trung giải quyết: Các cơ quan có thẩm quyền cần có chủ trương mạnh mẽ chỉ đạo giải tỏa công trình ngầm, không thể để tái diễn tình trạng khi thi công gặp phải dù chỉ là cái ống nước cần di chuyển lại bắt nhà thầu phải chờ đến 3 tháng!?. Biện pháp thiết thực nhất là tạo điều kiện cho nhà thầu ký hợp đồng trực tiếp với cơ quan chủ quản để họ chủ động và có trách nhiệm tái lập công trình công ích khi phải di dời, kể cả việc tái lập đường và vỉa hè.

Tham gia của cộng đồng: Thời gian qua, người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc trong cuộc sống, mà gần đây nhất là thông qua “chỉ số hài lòng” các dịch vụ của các sở, ban, ngành thành phố trong năm 2008. Vai trò giám sát và hiến kế của người dân ngày càng hữu hiệu trong việc quản lý đô thị nói riêng và hệ thống dịch vụ công ích nói chung.     

Đào tạo nguồn nhân lực: Lỗ hổng dễ nhận thấy nhất là chúng ta đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ và am hiểu trong công tác quản lý, thiết kế và thi công các công trình ngầm đô thị. Tốc độ phát triển của đô thị theo xu hướng hiện đại đòi hỏi có đội ngũ quản lý đúng tầm. 

            Để TP. HCM cũng như các đô thị lớn trong cả nước phát triển theo hướng đô thị hiện đại, cần sớm hoàn thiện dự án Luật Quy hoạch đô thị, trong đó có quy hoạch không gian ngầm và các quy chuẩn kỹ thuật cho dự án hạ tầng xây dựng ngầm và kế đến là các quy chế cung cấp và giám sát quy hoạch.
(www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o