» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81267316

 
Khoa học & công nghệ
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nghiên cứu mô phỏng sóng lũ do vỡ đập trong các lưu vực sông tại Trung tâm công nghệ phần mềm Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy Lợi
An toàn của đập, cống, đê,... có tầm quan trọng đặc biệt. Những công trình đó bị đổ vỡ là thảm họa trên những vùng rộng lớn. An toàn đập là một chủ đề lớn thu hút sự tập trung nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới và gần đây đã tạo nên những công nghệ rất hiện đại. Chúng tôi sẽ có dịp đề cập đến chủ đề này. Phân tích vỡ đập là một trong những bài toán khó của thủy lực học, đã được nghiên cứu từ lâu và được xét đến khi thiết kế những đập lớn, những đập liên hoàn trong hệ thống bậc thang, trong lưu vực để xác định các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn và phòng hộ thích đáng. Dưới đây là bài giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế thiết kế một số đập tại Trung tâm Công nghệ Phần mềm (Viện Khoa hoc Thủy lợi)

            Đánh giá các nguy cơ lũ lụt, sinh ra bởi các sự cố vỡ đập đang là vấn đề hết sức cần thiết và có tính thời sự trên thế giới và  Việt Nam. Tại Pháp, tất cả các đập thuỷ điện có chênh lệch mực nước thượng, hạ lưu lớn hơn 20m đều phải xây dựng các kế hoạch phòng hộ trong trường hợp rủi ro vỡ đập. Việc xây dựng trong tương lai đập Sơn La ở thượng nguồn sông Đà một mặt làm tăng khả năng chống lũ, nhưng mặt khác cũng tiềm ẩn một nguy cơ: sự cố vỡ đập sẽ là một thảm hoạ. Vì vậy việc đánh giá sự cố vỡ đập và xây dựng các kế hoạch phòng hộ, sơ tán là công việc hết sức cần thiết.

            Các nghiên cứu về bài toán vỡ đập và mô phỏng sóng lũ do vỡ đập tại hạ lưu đã được bắt đầu nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi từ  năm  2002. Trong  khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực các Viện ngành nước" thuộc dự án DANIDA các cán bộ tại Trung tâm đã thực hiện đề tài nghiên cứu thử nghiệm "Nghiên cứu lũ và lũ do vỡ đập trong hệ thống sông Hồng-Thái Bình" từ năm 2002 – 2003.

Trong nghiên cứu này đã thiết lập các mô hình thuỷ động một chiều và giả hai chiều cho hệ thống sông Hồng-Thái bình và mô hình mô phỏng sóng vỡ đập được xây dựng theo qui trình chuẩn về xây dựng các mô hình toán: Mô hình = chương trình + dữ liệu. Mô hình toán được thiết lập theo các bước như sau:

§   Chọn chương trình: các phần mềm họ MIKE

§   Thiết lập mạng tính toán và các thành phần của mạng tính toán,  bao gồm mạng tính toán trong sông và các ô lũ tràn bằng các công cụ MIKE 11 và MIKE 11 GIS. Phân chia lưu vực bằng MIKE BASIN từ các bản đồ mô hình số.

§   Sơ đồ tính trong sông bao gồm toàn bộ mạng sông Hồng-Thái Bình với các số liệu mới nhất có thể có được. Việc phân chia các ô chứa lũ được dựa trên các bản đồ số, các cao trình của các đường giao thông Kiểm tra và hiệu chỉnh, kiểm định mô hình

Sau đó sử dụng mô hình toán này để nghiên cứu lũ do sóng vỡ đập các hồ Sơn La và Hòa Bình dối với hạ du, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Phân tích kết quả tính toán cho thấy:

§   Khoảng cách thời gian vỡ 2 đập Sơn La và Hoà Bình tính trung bình khoảng 22 giờ khi giả thiết đập Sơn La vỡ 3 cửa và khoảng 19 giờ khi Sơn La vỡ 4 cửa.

§   Thời gian từ khi vỡ đập Hoà Bình đến khi lưu lượng đạt giá trị lớn nhất vào khoảng 2 giờ (Vì thời gian ghi số liệu trong mô hình là 1 giờ một lần do phải tiết kiệm thời gian tính toán, cũng như hạn chế độ lớn của tệp)

§   Thời gian truyền đỉnh lũ tính theo mực nước từ khi vỡ đập Hoà Bình đến Sơn Tây là 24.33 giờ.

§   Xét đến vận tốc, lưu lượng, mực nước ta có bức tranh tương tự: các đại lượng này tại Hà  đạt giá trị lớn nhất sớm hơn vận tốc tại Sơn Tây và sớm hơn cả các lưu lượng đạt giá trị lớn nhất tương ứng. Điều này bị ảnh hưởng bởi 2 nguyên nhân. Chế độ xả của hồ Hoà bình khi bắt đầu vỡ đập Sơn La. Lưu lượng xả lớn nhất đến 34000 m3/s tại Hồ Hoà Bình gây cho vận tốc Hà Nội đạt giá trị lớn nhất là chủ yếu. Khi lũ do vỡ đập truyền xuống hạ lưu, thì bị tràn qua đê ở trước Sơn Tây một phần, còn phần lớn vẫn ảnh hưởng đến việc gia tăng các đại lượng Thuỷ lực tại Sơn Tây. Nhưng sau đó thì một phần lớn dòng lũ tràn vào khu trũng trong lưu vực sông Đáy, qua các tràn Hát Môn Thượng, Hát Môn Hạ, cống Vân Cốc và đập Đáy và các tuyến đê nên ảnh hưởng của dòng lũ đến các đại lượng thuỷ lực tại Hà Nội không lớn.

Hình 1 là bản đồ lũ do vỡ đập cho lũ 1000 năm, dạng 1996


 


Hình 1
. Bản đồ lũ cho lũ 1000 năm, dạng 1996

 

Nghiên cứu thứ hai về mô phỏng sóng lũ do vỡ đập được thực hiện vào các năm 2004-2005 trong dự án “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Hương”. Trong dự án này, đã thiết lập mô hình toán nghiên cứu lũ và lũ do vỡ đập lưu vực sông Hương với giả thiết đã coa hai hồ chứa Tả Trạch và Bình Điền. Dưới đây là hình ảnh minh họa bản đồ ngập lụt ứng với độ sâu lớn nhất khi vỡ đập Tả Trạch.

 

Hình 2. Bản đồ ngập lụt ứng với độ sâu lớn nhất khi vỡ đập Tả Trạch lưu vực sông Hương

 

Qua hai nghiên cứu này, Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi đã nắm vững các kỹ ng xây dựng các mô hình toán mô phỏng lũ và lũ do vỡ đập trong các lưu vực sông, phục vụ các công tác nghiên cứu, lập báo cáo đầu tư và thiết kế các hồ chứa và hệ thống hồ chứa. Hiện nay, các kỹ năng và công nghệ nêu trên đã được ứng dụng để thực hiện nhiệm vụ do chính phủ giao là xây dựng qui trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đà và sông Lô.


TS. Nguyễn Văn Hạnh-PGĐ Trung tâm Phần mềm, Viện Khoa học Thủy Lợi

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o