» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81259829

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Khí hậu – biến đổi khí hậu và phát triển bền vững [20/12/07]
Những thập niên gần đây, nhiệt độ tăng trung bình 0,3 độ/mỗi thập niên. Mưa trở nên thất thường hơn....

KHÍ HẬU - BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

 

TRẦN THỤC - LÊ NGUYÊN TƯỜNG

Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường


1. Khí hậu toàn cầu thay đổi

Theo tính toán của tổ chức Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC, trong những thập niên gần đây, nhiệt độ tăng trung bỡnh 0,3o/mỗi thập niên. Mưa trở nên thất thường hơn. Cường độ mưa thay đổi. Những vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên hạn hơn. Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại d­ương đều nóng lên

 đặc biệt là ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng các vùng cực, gây nên hiện tượng rất đáng quan tâm là nước biển dâng. Tần suất và cường độ hiện tượng El-Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

Đồng thời với sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về mưa và sự bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bỡnh lưu làm tăng bức xạ cực tím mặt trời trên trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, hệ thống tự nhiên, tác hại trực tiếp đến cả nền kinh tế - xó hội. Ngược lại, bản thân sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế - xó hội cũng làm biến đổi môi trường xung quanh, tác động đến hệ thống khí hậu.

2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Khí hậu trái đất được giữ ổn định nhờ sự cân bằng và ổn định cán cân bức xạ mặt trời. Sự ổn định đó có được là nhờ sự ổn định các thành phần quan trọng trong khí quyển đặc biệt là các loại khí có khả năng bức xạ và phản xạ bức xạ mặt trời có các bước sóng khác nhau. Thành phần quan trọng trong khí quyển có khả năng đó là khí nhà kính. Là các loại khí trong suốt đối với các bức xạ sóng ngắn nhưng có khả năng phản xạ và ngăn cản bức xạ sóng dài. Các khí này hầu hết tồn tại trong tự nhiên. Nhờ có chúng mà khí hậu trái đất ấm áp với muôn loài sinh sống hiện nay.

Tuy nhiên, phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế của con người đó bổ sung thờm vào khớ quyển một khối lượng lớn các loại khí nhà kính đó cú và những loại khớ nhà kớnh khỏc hoàn toàn do con người tạo ra.


 

Bảng 1: Thay đổi nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển

 

Các loại khí

CO2

CH4

N2O

CFC-11

HCFC22

CF4

Thời kỳ tiền

công nghiệp

~280 ppmv

~700 ppbv

~275 ppbv

0

0

0

Nồng độ

năm 1994

358 ppmv

1720 ppbv

312 ppmv

268 pptv

110 pptv

72 pptv

Tốc độ thay đổi

1,5 ppmv/n

10 ppbv/n

0,8 ppbtvn

0

5 pptv/n

1,2 pptv/n

 

0,4 %/ năm

0,6 %/ năm

0,25%/ n

0 %/năm

5 %/ năm

2 %/ năm

Thời gian tồn tại trong khí quyển (năm)

50 - 200

12

120

50

12

50.000

Nguồn: IPCC 2001 Synthetics Reports.

 


Sự gia tăng đáng kể nồng độ khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển đó làm thay đổi khả năng hấp thụ và phản xạ bức xạ của khí quyển. Do nồng độ khí nhà kính thay đổi đẫn đến tăng hiệu ứng bức xạ của các loại khí đó trong khí quyển như sau:

       CO2: + 1,6 W/m2

       Mê tan: + 0,47 W/m2

       N2O: +0.14 W/m2

       Ô zôn đối l­ưu: +0.4 W/m2

       ễzụn bỡnh lưu: -0.1 W/m2

       Hiệu ứng tổng cộng: + 2.45 W/m2                (2.1-2.8)

3. Khí hậu trong tương lai thay đổi như thế nào

Các nghiên cứu và tính toán mới nhất của IPCC về biến đổi khí hậu trong tương lại cho thấy đến năm 2100 nhiệt độ bề mặt có thể tăng từ 1,5o đến 4,5o C. Nhiệt độ mặt đất tăng nhanh hơn mặt biển. Nhiệt độ bắc bán cầu tăng nhiều hơn nam bán cầu.

L­ượng mưa tăng không đều, nhiều vùng mư­a quá nhiều như­ng nhiều vùng trở nên khô hạn hơn. Mưa nhiều hơn ở các vùng cực. Mực nước biển có thể dâng lên từ 30 đến 90 cm. Hiện tượng El-Nino hoạt động mạnh lên cả về cường độ và tần suất.

4. Tỡnh hỡnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam [2]

Nhiệt độ trung bỡnh năm tăng khoảng 0,1 C mỗi thập kỷ, nhiệt độ trung bỡnh một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1-0,3 C mỗi thập kỷ. Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa. Nhiệt độ trung bỡnh cỏc thỏng mựa hố cú xu thế tăng rừ rệt trong khi nhiệt độ trung bỡnh của cỏc thỏng khỏc khụng tăng hoặc giảm chút ít, dẫn đến nhiệt độ trung bỡnh năm có xu thế tăng lên.

-       Xu thế biến đổi của l­ượng mư­a không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Sự thay đổi về tổng l­ượng mư­a tháng và mư­a năm không thể hiện xu thế tăng hay giảm nhưng cư­ờng độ mư­a đang có xu hướng tăng lên rừ rệt. Trờn phần lớn lónh thổ lượng mư­a mùa giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11. Mư­a phùn giảm đi rừ rệt ở Bắc Bộ và Bắc Trung bộ.

-       Trung bỡnh hàng năm có khoảng 4,7 cơn bóo và ATNĐ ảnh h­ưởng đến Việt Nam. Ba thập kỷ gần đây, số cơn bóo ảnh hư­ởng đến nư­ớc ta và mức độ ảnh hư­ởng cũng có xu hướng tăng. Bóo thư­ờng xuất hiện muộn hơn.

-       Lũ lụt, hạn hán: Trong thời gian gần đây lũ lụt lớn xảy ra ở các tỉnh Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng hơn nửa đầu thế kỷ trước. Năm 1999 và cả 2007 miền Trung đó ghi nhận một trận lụt lịch sử xẩy ra vào cuối mựa mư­a.

-       Về hạn hán, ở Nam Bộ và Tây Nguyên hầu như­ năm nào cũng có hạn gay gắt hơn trong mùa khô. Các thập kỷ gần đây hạn có phần nhiều hơn so với các thập kỷ trước.

-       Nước biển dâng khoảng 5 cm mỗi thập niên và sẽ dâng khoảng 33 đến 45 cm đến năm 2070 và 100 cm đến năm 2100.

-       Tần suất và cường độ El-Nino tăng lên rừ rệt trong những năm cuối thế kỷ trước và những năm đâu thế kỷ này. Trong 5 thập kỷ gần đây hiện tư­ợng ENSO ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu trên nhiều khu vực của Việt Nam.

4. Tác động của biến đổi khí hậu, biện pháp thích nghi và phát triển

Biến đổi khí hậu tác động đến tất cả mọi hoạt động kinh tế xó hội. Cỏc kết quả này được đánh giá trên cơ sở kịch bản về biến đổi khí hậu. Theo kịch bản này, đến năm 2070, nhiệt độ tăng lên từ 1,5oC đến 2,5oC, lượng mưa biến đổi từ -5% đến 10%. Kịch bản nước biển dâng 1m vào năm 2100 được sử dụng để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu với vùng ven bờ [2].

Tài nguyên nước mặt

Biến đổi khí hậu tác động sâu sắc đến tài nguyên nước mặt. Dũng chảy năm biến động từ +4% đến -19%, lưu lượng đỉnh lũ, độ bốc thoát hơi đều tăng. Biện pháp ứng phó chủ yếu là xây dựng, nõng cấp cỏc cụng trỡnh thuỷ lợi, khai thỏc đi đôi với bảo vệ nguồn nước.

Nông nghiệp

Nông nghiệp là khu vực mẫn cảm với biến đổi khí hậu.

Biện pháp ứng phó đối với biến đổi khí hậu trong ngành nông nghiệp chủ yếu là xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp, xây dựng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường hệ thống tưới tiêu và các biện pháp chống chịu với ngoại cảnh khắc nghiệt

Vùng ven bờ

Tác động của biến đổi khí hậu, làm dâng cao nước biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng ven bờ: gia tăng ngập lụt vùng đồng bằng ven bờ, hàng triệu ha vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng có thể bị chỡm ngập, hàng trăm ngàn ha rừng ngập mặn bị mất. Đời sống, sinh hoạt và các công trỡnh xõy dựng của cư dân vùng ven bờ cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi.

Lâm nghiệp

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thảm thực vật và hệ sinh thái rừng. Nước biển dâng làm thu hẹp 25000 ha diện tích rừng ngập mặn, có tác động xấu đến 13000 ha rừng tràm và rừng trồng trên các đất bị nhiễm phèn., làm biến mất các nguồn gen quí hiếm. Hơn nữa, do nhiệt độ và mức khô hạn tăng làm nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây rừng.

Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đối với ngành lâm nghiệp gồm: tăng cường trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, tăng cường phũng chống chỏy rừng, tăng cường hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ, chọn và nhân giống những loại cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của các vùng và biến đổi khí hậu.

Năng lượng

Ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với ngành năng lượng chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ và cung cấp năng lượng, giảm hiệu suất, sản lượng.

Biện pháp ứng phó của ngành năng lượng với biến đổi khí hậu gồm: mở rộng đầu tư đa phương và đa dạng trong phát triển năng lượng, quản lý nhu cầu sử dụng năng lượng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.

Thuỷ sản

Các hệ sinh thái thuỷ vực, nguồn lợi hải sản và nghề cá... là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu. Dự báo trữ lượng các loài hải sản kinh tế bị giảm sút 1/3 so với hiện nay.

Các biện pháp thích ứng chủ yếu là chuyển đổi cơ cấu canh tác vùng nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ vùng nuôi trồng thuỷ sản ven bờ...

Sức khoẻ con người

Sức khoẻ con người trực tiếp chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực: nguy cơ phát bệnh tăng lên, suy giảm khả năng miễn dịch, nguồn mang và truyền bệnh phát triển dẫn đến bùng nổ các đại dịch trước đây đó được kiểm soát (như sốt rét, sốt xuất huyết...).

Nâng cao mức sống dân chúng, xây dựng chương trỡnh kiểm soỏt và giỏm sỏt sức khoẻ quốc gia, thiết lập nhiều cụng viờn cõy xanh cú tiểu khớ hậu sạch đẹp... là những biện pháp thích ứng cho sức khoẻ cộng đồng trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích nghi là sự đóng góp đáng kể để bảo vệ cuộc sống, phục vụ phát triển bền vững.

Những chiến lược thích nghi về biến đổi khí hậu trong nước là cần thiết và cần phải thay đổi khái niệm thích nghi từ bị động thành chủ động ra quyết định hơn là một sự thích nghi “trông và chờ” truyền thống [5]. Trọng tâm nhất của những chọn lựa thích nghi là nhằm vào những lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng nhất như tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, những vùng ven biển, năng lượng, giao thông vận tải, và y tế.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu.

2.    Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu. Hà Nội 2003.

3.    Adaptation to climate change: Theory and Assessment, Cambridge University Press.

4.    Climate Change: 2001 IPCC Synthesis Report.

5.    The Netherlands Climate Change Studies Assistance Programme (NCCSAP),
Phase Two 2003-2007.

(www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o