» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81279527

 
Tư liệu
Gửi bài viết này cho bạn bè

Quản lý nước trong nông nghiệp dưới góc độ đánh giá của Viện Quản lý nước Quốc tế.[15/12/07]
Từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, thực hiện cuộc cách mạng xanh, nhiều nước châu Á đặc biệt là Ấn Độ đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng thủy lợi...

QUẢN LÝ NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP DƯỚI GÓC ĐỘ

ĐÁNH GIÁ CỦA VIỆN QUẢN LÝ NƯỚC QUỐC TẾ IWMI

 

 

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

  


Từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, thực hiện cuộc cách mạng xanh, nhiều nước châu Á đặc biệt là Ấn Độ đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng thủy lợi, đưa diện tích tưới lúa tăng nhanh nhằm giải quyết tốt vấn đề lương thực đối với một nước đông dân. Tính đến  năm 2003.

- Ấn Độ đã đưa diện tích tưới lên 57 triệu ha trong đó diện tích gieo cấy lúa đạt 44 triệu ha, sản lượng thóc đạt 132 triệu tấn. Tổng sản lượng ngũ cốc đạt 232 triệu tấn.

- Trung Quốc đưa diện tích tưới lên 54,9 triệu ha (chủ yếu tăng vào những năm 1955-1980) trong đó diện tích gieo cấy lúa đạt 27,4 triệu ha, sản lượng thóc đạt 166,4 triệu tấn; Tổng sản lượng ngũ cốc đạt 377,46 triệu tấn.

- Các nước châu Á khác nằm trong vùng gió mùa đều tăng đáng kể diện tích tưới trong đó phải kể đến Indonêsia, Thái Lan, Việt Nam.

Cũng tính đến năm 2003 Indonêsia đạt diện tích tưới 4,81 triệu ha, Thái Lan đạt 4,9 triệu ha; Việt Nam 3,3 triệu ha. Trong các nước phát triển nhanh diện tích tưới thì Việt Nam là nước duy nhất thâm canh 2 vụ lúa trên hầu hết diện tích đất lúa (4 triệu ha), đưa diện tích gieo cấy lúa trên 4 triệu ha này lên 7,45 triệu ha để đạt sản lượng lúa 35 triệu tấn  Đưa Việt Nam thành quốc gia đạt sản lượng lúa gạo đứng hàng thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonêsia nhưng việc tăng nhanh diện tích tưới và sản lượng lương thực cũng đồng nghĩa với tăng nhanh lượng nước sử dụng mà tới đây ta phải quản lý tốt hơn để tiết kiệm giảm thất thoát lãng phí.

Theo FAO và WB, nhìn chung trên toàn thế giới diện tích tưới đã tăng 2 lần so với 1950, năm 2002 diện tích tưới đã đạt 276,719 triệu ha trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 178,831 triệu ha và theo nguồn tài liệu của WB và FAO do IWMI tập hợp phân tích và vừa mới xuất bản năm 2007 thì diện tích tưới đã tăng trong các thập kỷ qua như sau:

1961-1970 tăng 2,1%

1970-1980 tăng 2,2%

1981-1990 tăng 1,6%

1991-2000 tăng 1,2%

2000-2003 tăng 0,1%

Lý do tốc độ tăng về diện tích tưới giảm dần vì diện tích dễ thủy lợi hóa không còn nhiều, người ta phải đụng đến những vùng đất khó giải quyết về tưới, xuất đầu tư cao trong khi giá mặt bằng lương thực lại tăng chậm và điều quan trọng là trong điều kiện nguồn nước có hạn người ta phải tính đến hiệu quả của việc sử dụng nước xem sử dụng nước sao cho có hiệu quả cao và phát triển bền vững.

Trong biểu đồ dưới đây của WB và FAO đã phân tích cho thấy trong gần 50 năm qua cho thấy đầu tư và diện tích tăng nhanh cho đến 1985 sau đó giảm và chỉ số giá lương thực đã giảm một cách tương đối từ những năm 1973 (lấy mốc năm 1990 là 100%).

   

Tăng trưởng về Diện tích tưới – Sụt giảm về giá lương thực (mốc 1990 là 100%)



Ghi chú:

+ Cột tung độ bên trái là chỉ số tiền WB cho vay để phát triển tưới nước.

+ Cột tung bên phải:

- Bên trên là tổng số cộng dồn về diện tích tưới nước của toàn thế giới.

- Bên dưới là chỉ số giá lương thực (lấy mốc năm 1990 là 100%).

Trong tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện nay là 3.800 tỷ m3 thì việc tưới nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ m3).

Ngoài tác dụng to lớn của tưới nước mà ta đã thấy; Khi xem xét đánh giá, Viện quốc tế về quản lý nước IWMI đã phân tích và nêu ra những nhiệm vụ cần phải làm tốt hơn sau:

1. Cần thay đổi cách suy nghĩ về nước và nông nghiệp để sao chúng ta có thể đạt được cả 3 mục tiêu về đảm bảo an toàn lương thực, giảm nghèo đói và bảo vệ hệ sinh thái.

2. Trong cuộc chiến chống nghèo đói cần cải tiến việc sử dụng nước trong nông nghiệp, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về tài nguyên nước, hỗ trợ nông dân đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi...

3. Quản lý nền sản xuất nông nghiệp, các hệ sinh thái nông nghiệp, phát triển các dịch vụ sao không gây ảnh hưởng xấu đến suy thoái nguồn tài nguyên đất, các vùng đất ngập nước, các nguồn nước (do ô nhiễm của phân hóa học, thuốc trừ sâu) và tính đa dạng sinh học.

4. Nâng cao hiệu suất, giá trị kinh tế của việc sử dụng nước để các hệ thống tưới ngày càng thu được sản lượng cao hơn và tiết kiệm được nhiều nước hơn vì nước sử dụng, giảm được chi phí sản xuất. Thực hiện cách tiếp cận mới để gắn sản xuất nông nghiệp với các hệ sinh thái thủy sinh, vật nuôi trong hệ thống canh tác có tưới và canh tác dựa vào mưa.

5. Nâng cao việc sử dụng nước mưa trong canh tác nông nghiệp.


 

Năng suất hạt của một số nước canh tác dựa vào mưa và độ ẩm của đất


6. Hoàn chỉnh, nâng cấp các hệ thống tưới sao cho đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới để đảm bảo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông thôn và các yêu cầu chung của xã hội.

Tưới nước tiêu thụ nhiều nhất nguồn nước ngọt của trái đất cho nên cần đảm bảo sự hoạt động tốt của hệ thống thủy nông, có quy trình tưới hợp lý cho cây trồng kết hợp với các biện pháp nông nghiệp để tăng sản lượng nông nghiệp một cách bên vững, tiết kiệm nước, giảm mức sử dụng nước cho mỗi đơn vị sản phẩm.

7. Cải cách các thể chế quản lý thủy nông:

- Chuyển giao cho nông dân quản lý.

- Nâng cao năng lực quản lý và trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật cho những người quản lý và nông dân.

- Xác lập quyền sử dụng nước và quyền chuyển nhượng sử dụng nước.

- Có chính sách giá nước hợp lý


DIỆN TÍCH TƯỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

 

Đơn vị: 1000 ha

 

TT

Tên nước

1992

2000

2002

Tốc độ tăng trưởng (%) 1992-2002

 

Các nước đang PT

 

 

 

 

 

Đông Nam Á

 

 

 

 

1

Campuchia

260

270

270

0.2

2

Inđônêxia

4500

4815

4815

0.7

3

Lào

145

175

175

2.0

4

Malaysia

350

365

365

0.4

5

Myanmar

998

1910

1996

7.0

6

Philippin

1550

1550

1550

0.0

7

Thái Lan

4433

4998

4957

1.2

8

Việt Nam

2900

3000

3300

0.2

 

Nam Á

 

 

 

 

9

Bangladesh

3229

4187

4597

3.8

10

Bhutan

39

40

40

0.3

11

Ấn Độ

1020

1135

1135

0.9

12

Nepal

1020

1135

1135

0.9

13

Pakistan

16850

18090

17800

0.6

14

Sri Lanka

550

665

638

1.9

 

Trung Á

 

 

 

 

15

Kazakhstan

2250

2350

2350

0.4

16

Tajikistan

718

719

719

0.0

17

Uzbekistan

4239

4281

4281

0.1

 

Các nước châu Á khác

 

 

 

 

18

Afghanistan

2400

2386

2386

-0.1

19

Trung Quốc

49152

54402

54937

1.3

20

Hàn Quốc

1460

1460

1460

0.0

21

Iran

7000

7500

7500

0.6

22

Mông Cổ

82

84

84

0.2

23

Bắc Triều Tiên

1300

1146

1138

-1.3

 

Một số đảo TBD

 

 

 

 

24

Fiji Islands

3

3

3

0.0

 

Các nước PT

 

 

 

 

25

Úc

2069

2385

2545

1.4

26

Nhật Bản

2802

2641

2607

-0.7

27

New Zealand

285

285

285

0.2

 

Tổng

5156

5311

5437

0.2

 

Châu Á - TBD

159084

178083

178831

1.2

 

Các nước trong các khu vực khác của thế giới

93296

97105

97888

0.4

 

Toàn thế giới

252380

275188

276719

1.0


(www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o