» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81283060

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực ngành xây dựng nước ta [15/12/07]
BBT Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc lần lượt từng phần Báo cáo của TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội...

PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ NGUỒN NHÂN LỰC

NGÀNH XÂY DỰNG NƯỚC TA

(Phần II)

                                                             TS. Phạm Sỹ Liêm

Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam


Công nhân Công ty Xây dựng 47 thi công đập Định Bình (Bình Định)


Tại Hội thảo quan trọng “Phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng”. do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội, đã trình bày bản Báo cáo chính “Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực ngành xây dựng nước ta” với những phân tích sâu sắc và những kiến giải sáng tạo. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc lần lượt từng phần cúa Báo cáo.

Phần Mở đầu và phần thứ nhất:

/Web/Content.aspx?distid=990

Dưới đây là phần thứ hai.

BBT.


Phần thứ hai

NGÀNH XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI VÀ

YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC

 

1. HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH XÂY DỰNG THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2025

1.1. Ngành xây dựng - Công nghiệp xây dựng - Thị trường xây dựng

Để tiện thảo luận, trước tiên cần làm rõ một số danh từ có liên quan.

Ngành xây dựng (construction sector) là bộ phận của nền kinh tế quốc dân, là một ngành sản xuất, được xếp loại thứ 5 theo “Tiêu chuẩn phân loại ngành nghề” của LHQ (ngành bất động sản xếp loại 8).

Công nghiệp xây dựng (construction industry) là những hoạt động tạo ra sản phẩm như các công trình nhà ở, xưởng máy, trường học, cầu đường v.v… Công nghiệp này cũng bao gồm cả việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các công trình đó. Theo Bộ Lao động Mỹ, thì công nghiệp xây dựng chia ra thành ba bộ phận chủ yếu: các nhà thầu xây dựng chung (general contractors) xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; các nhà thầu xây dựng nặng và công trình kỹ thuật (heavy and civil engineering construction contractors) và các nhà thầu chuyên môn hóa  (specialty trade contractors) như mộc, kính, sơn, điện nước v.v… Đi liền với công nghiệp xây dựng là công nghiệp thiết kế (design industry), một bộ phận của công nghiệp tư vấn (consulting industry).

Thị trường xây dựng (construction market) là tổng hòa các giao dịch đặt hàng  của các chủ đầu tư dự án xây dựng với bên sản xuất sản phẩm xây dựng (nhà thầu). Sự vận hành của thị trường xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống thị trường yếu tố sản xuất, bao gồm thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường vật tư, thị trường máy xây dựng và thị trường lao động.

Báo cáo này tập trung vào chủ đề phát triển nguồn nhân lực cho ngành xây dựng, do đó phải xem xét nhu cầu nhân lực của công nghiệp xây dựng, công nghiệp thiết kế và đề xuất phương thức cung ứng nhân lực phù hợp với đặc thù của thị trường xây dựng.

1.2. Đặc điểm hiện trạng ngành xây dựng thế giới

Trong nửa cuối của thế kỷ 20, sau khi khắc phục xong hậu quả của Chiến tranh thế giới II, ngành xây dựng thế giới phát triển mạnh mẽ với các đặc điểm sau:

1.2.1. Phát triển kết cấu hạ tầng trên quy mô lớn

Nhằm nâng cao năng lực  quốc phòng trong chiến tranh lạnh, các nước lớn đều tập trung phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng như cảng biển, sân bay, đường cao tốc, kho tàng ngầm v.v… Khi chiến tranh lạnh chấm dứt và nền kinh tế thế giới đi vào quỹ đạo toàn cầu hóa, để nâng cao năng lực cạnh tranh các nước lại càng đầu tư phát triển nhanh hệ thống hạ tầng nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, cung cấp năng lượng và bảo vệ môi trường (cấp nước, xử lý chất thải).

1.2.2. Phát triển mạnh mẽ đô thị và nhà ở

Qúa trình đô thị hóa toàn cầu diễn ra nhanh (hiện nay quá nửa dân số thế giới đã sống trong đô thị), thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các đô thị, tăng nhanh số đô thị lớn trên một triệu dân, xuất hiện ngày càng nhiều các vùng đại thị (metropolitan area), siêu đại thị (megalopolis). Song song với sự phát triển của kết cấu hạ tầng đô thị, nhà ở đô thị trở thành lĩnh vực xây dựng quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở và nâng cao mức sống người dân đô thị. Các cao ốc và nhà chọc trời xuất hiện khắp nơi chứ không chỉ tập trung ở Bắc Mỹ như trước đây.

1.2.3. Công nghệ xây dựng tiến bộ nhanh

Vật liệu xây dựng mới, kết cấu xây dựng hiện đại, máy móc xây dựng tối tân đã tạo điều kiện cho công nghệ xây dựng tiến bộ nhanh chóng, mở rộng giới hạn khẩu độ, độ cao và độ sâu của các công trình, cho phép xây dựng công trình bất cứ đâu, giữa biển khơi, trong vùng động đất hoặc trên nền đất yếu. Cùng với công nghệ xây dựng mới, việc áp dụng máy tính vào thiết kế và quản lý xây dựng đã cho phép rút ngắn thời hạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, nhờ đó mà tăng tốc phát triển kinh tế và đổi mới nhanh công nghệ sản xuất,  dịch vụ.

1.2.4. Hình thành thị trường xây dựng quốc tế rộng lớn

Thị trường xây dựng quốc tế (international) khác với thị trường xây dựng toàn cầu (global) ở chỗ chỉ bao gồm các hợp đồng xây dựng mà nhà thầu ký kết ở nước ngoài. Để có khái niệm về quy mô của thị trường này, xin trích dẫn số liệu của Tạp chí ENR (Mỹ) về doanh thu của 225 nhà thầu quốc tế hàng đầu năm 2005 như sau (Bảng 2.1, Bảng 2.2):

Doanh thu hải ngoại của 225 nhà thầu quốc tế hàng đầu thuộc khoảng 40 nước theo danh mục của ENR là gần 190 tỷ USD (nếu kể cả doanh thu hải ngoại và quốc nội thì tổng doanh thu của 225 nhà thầu “toàn cầu” hàng đầu theo danh mục của ENR là gần 563 tỷ USD).

Giới nhà thầu quốc tế đang tỏ ra lo lắng trước sự thâm nhập thị trường xây dựng quốc tế của các nhà thầu Trung Quốc. Chỉ trong vòng dăm bảy năm mà số lượng nhà thầu Trung Quốc từ số không đã tăng lên đến 46 nhà thầu, chiếm 1/5 tổng số 225 nhà thầu quốc tế hàng đầu! Tuy trước mắt thị phần của nhà thầu Trung Quốc không lớn, chỉ mới 5,3%, thế nhưng chỉ ít năm nữa thôi, chắc chắn phần ‘miếng bánh” của họ sẽ lớn hơn nhiều.


Bảng 2.2 cho thấy nhà thầu Châu Âu kinh doanh khắp thế giới, chiếm thị phần lớn nhất; nhà thầu Hoa Kỳ hoạt động mạnh ở Châu Mỹ, Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu; nhà thầu Nhật Bản chú trọng Châu Á và Trung Đông còn nhà thầu Trung Quốc trước mắt hướng vào Châu Phi và Châu Á.

Thị trường thiết kế quốc tế cũng khá rộng lớn. Cũng theo số liệu của ENR thì doanh thu hải ngoại năm 2004 của 200 công ty thiết kế quốc tế hàng đầu thuộc 31 nước là hơn 24 tỷ USD, trong số đó có Mỹ (83 công ty), 16 nước Châu Âu (58 công ty), Nhật (15 công ty), Trung Quốc (13 công ty), Canada (10 công ty), Úc và Niu Di Lân (8 công ty), Hàn Quốc (4 công ty) và Ai Cập (2 công ty). 7 nước còn lại mỗi nước chỉ có 1 công ty.

2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TẠI CÁC NƯỚC

2.1. Đặc điểm chung

Ngành xây dựng tạo ra nhiều việc làm, nhưng cũng như các ngành kinh tế khác trong cơ chế thị trường, số lượng việc làm dao động khá lớn theo các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của kinh tế quốc dân. Công nhân xây dựng có tiền lương giờ tương đối cao và thường làm việc trên 40 giờ mỗi tuần, một bộ phận thậm chí còn làm hơn 45 giờ mỗi tuần. Tiền lương phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm loại hình công việc, mức độ phức tạp  cùa dự án và điều kiện địa lý. Tiền lương còn biến động theo tình hình thời tiết và tiến độ thi công của công việc do bộ phận khác làm trước trong dây chuyền thi công.

Tuy an toàn lao động được tổ chức tốt nhưng số tai nạn trong ngành xây dựng vẫn tương đối cao hơn nhiều ngành khác. ở Mỹ chẳng hạn, năm 2003 số giờ nghỉ việc do tai nạn và bệnh tật chiếm đến 6,8% số giờ làm việc, trong khi ở các ngành khác chỉ là 5%.

2.2. Nhân lực công nghiệp xây dựng

2.2.1. Phân loại

Trong công nghiệp xây dựng có ba loại nhân lực chính: cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông.

Cán bộ quản lý (Contruction managers) gồm chỉ huy các cấp trên công trường, các nhân viên kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ, tùy theo chức trách được giao mà có chức danh khác nhau. Trách nhiệm cán bộ quản lý là đảm bảo cho các hoạt động xây dựng trên công trường thực hiện đúng thiết kế, đúng tiến độ, đúng quy trình quy phạm, đúng quy tắc an toàn và đúng dự toán nhưng lại trong bối cảnh dễ có nhiều biến động về thiết kế, về thời tiết, về cung ứng, về giá cả và các rủi ro khác.

Cán bộ quản lý thường có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.

Công nhân kỹ thuật xây dựng (construction trade workers) chia thành  ba nhóm chính: công nhân kết cấu (structural workers), công nhân hoàn thiện (finishing workers)  và công nhân cơ điện (electro - mechanical workers). Tùy theo chuyên môn mà công nhân  kỹ thuật có tên gọi khác nhau như thợ nề, thợ mộc, thợ sắt, thợ bê tông, thợ hàn, thợ điện, thợ máy v.v… Một số khâu thi công  có máy móc phức tạp hay cần kỹ thuật cao (trong lắp máy) thì có cả kỹ sư trực tiếp tham gia lao động (operating engineers).

Công nhân kỹ thuật phải qua đào tạo tại các trường dạy nghề sơ cấp, trung cấp … và được cấp chứng chỉ.

Công nhân lao động phổ thông (construction laborers) làm các lao động nặng nhọc như bốc vác, vận chuyển, đào đắp, phá dỡ, thu dọn v.v… Một số làm thợ phụ (helpers) cho công nhân kỹ thuật.

Công nhân lao động chỉ cần được huấn luyện ít ngày về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và kỷ luật lao động.

Ngoài các loại nhân lực nói trên, trên công trường còn có một số nhân lực khác như vận tải, bảo dưỡng trang thiết bị  và xe cộ, bảo vệ, giữ kho v.v…

2.2.2. Sử dụng

Nhân lực xây dựng phần lớn làm việc cho các nhà thầu xây dựng chuyên trách, một phần làm cho nhà thầu xây dựng nhà cửa, chỉ một số ít làm việc cho các nhà thầu xây dựng nặng và công trình kỹ thuật. (ở Mỹ, năm 2004 số lượng các loại nhà thầu như sau: nhà thầu xây dựng nhà cửa - 247.000 doanh nghiệp; nhà thầu xây dựng nặng và công trình kỹ thuật - 57.000 doanh nghiệp; nhà thầu xây dựng chuyên trách - 514.000 doanh nghiệp. 9/10 doanh nghiệp này là rất nhỏ, sử dụng không quá 20 công nhân).

Ngoài ra còn có một số lượng khá lớn gọi là công nhân tự do (self-employed workers) và công nhân gia đình (family workers) làm việc trực tiếp cho những người có nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhỏ. Công nhân gia đình là công nhân thuộc một gia đình, gia đình nhận tiền của người thuê làm để chi chung chứ không trả lương cho từng người. (ở Mỹ, năm 2004 có 1,9 triệu công nhân xây dựng thuộc loại này, so với 7 triệu công nhân làm cho các doanh nghiệp).

2.2.3. Đào tạo

Nhân lực vào ngành xây dựng thông qua các kênh giáo dục và đào tạo khác nhau. Nếu chưa tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng thì công nhân vào nghề như những người lao động phổ thông, thợ phụ hoặc học việc. Sau một số năm vừa học vừa làm thì nhiều người trở thành công nhân kỹ thuật. Thợ một số nghề như mộc, nề, cơ điện v.v… thì đều phải tốt nghiệp trường dậy nghề. Tất cả công nhân đều phải được đào tạo về an toàn lao động.

Các công đoàn xây dựng thường có chương trình học việc (apprenticeship programs), kéo dài 3-5 năm, gồm thời gian vừa học vừa làm và một số giờ lên lớp học mỗi năm.

Công nhân kỹ thuật nếu có trình độ tay nghề khá, có ý chí học tập kỹ thuật mới và có khả năng làm việc với người khác thì có thể đề bạt làm tổ trưởng, chỉ huy công trường v.v…

Cán bộ quản lý thường có trình độ trung cấp hay đại học, khi mới vào làm thường là người trợ lý, sau dần dần trở thành kỹ sư công trường (field engineer), điều độ viên (schedulers), chuyên viên giá (cost estimators), chỉ huy công trường, chủ nhiệm quản lý dự án, có người trở thành nhà thầu hay kỹ sư tư vấn. Hiển nhiên để thăng tiến thì bằng cấp về kỹ thuật là chưa đủ mà còn phải có thêm bằng cấp về quản trị kinh doanh, về tài chính, kế toán v.v… Trở thành nhà thầu xây dựng cũng không khó lắm vì có những hợp đồng xây dựng không lớn, không đòi hỏi nhà thầu phải có nhiều vốn.

2.3. Nhân lực công nghiệp tư vấn thiết kế

2.3.1. Phân loại

Công nghiệp tư vấn thiết kế ngày nay rất đa dạng. Có liên quan tới ngành xây dựng là 4 dạng chủ yếu sau đây:

a. Tư vấn chính sách với khách hàng là Chính phủ và các cấp chính quyền, có nhiệm vụ đề xuất các chính sách công, các quy hoạch - chương trình - đề án phát triển, nghiên cứu các đề tài phát triển hoặc giải pháp xử lý khủng khoảng v.v….

b. Tư vấn dự án với khách hàng là doanh nghiệp, chính quyền và tư nhân, có nhiệm vụ lập các báo cáo tiền khả thi, khả thi, tổ chức đấu thầu, khảo sát đo đạc, thiết kế công trình, quản lý dự án (project management) và quản lý xây dựng (construction management), thẩm định hồ sơ dự án, đánh giá kết quả dự án .

c. Tư vấn công nghệ  với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, có nhiệm vụ đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và dịch vụ, thiết kế dây chuyền công nghệ cho các công trình sản xuất và dịch vụ.

d. Tư vấn chuyên môn với khách hàng là doanh nghiệp, tư nhân  và chính quyền, với trách nhiệm cung cấp các thông tin về một chuyên môn hẹp  hoặc đưa ra những lời khuyên, những giải pháp mang tính chuyên môn như pháp luật, đánh giá tác động môi trường, điều tra xã hội học, điều tra thị trường, định giá, kiểm toán, quản lý doanh nghiệp, quản lý nguồn nhân lực v.v…

e. Báo cáo này quan tâm nhân lực cho tư vấn dự án và một bộ phận tư vấn chuyên môn có liên quan với các dự án, gọi chung là tư vấn thiết kế.

2.3.2. Sử dụng

Các doanh nghiệp tư vấn thiết kế ngày nay có loại rất lớn với biên chế nhiều nghìn người, có cả phòng thí nghiệm và thư viện lớn, mở chi nhánh khắp nước và ở nước ngoài, hoạt động đa ngành, nhưng phần lớn có quy mô vừa phải, chuyên sâu về một số lĩnh vực xây dựng hoặc một số kỹ thuật xây dựng như kết cấu, nền móng, cấp thoát nước, mạng cấp điện v.v… Rất nhiều doanh nghiệp lại có quy mô rất nhỏ, trong nhiều trường hợp là văn phòng tư vấn theo kiểu one - person shop như về kiến trúc, kết cấu, điện nước, giá xây dựng v.v…

Từ năm 2000 trở đi, các doanh nghiệp tư vấn thiết kế một mặt có xu hướng sát nhập thành hãng rất lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu, mặt khác một số lại có xu hướng giảm bớt quy mô để dễ thích ứng với biến động của thị trường. Khi cần thiết thì các hãng tư vấn nhỏ có chuyên môn khác nhau tập hợp lại trong một liên danh để dự thầu các dự án lớn với lợi thế là có được các chuyên gia tư vấn giỏi với chuyên môn sâu và dồi dào kinh nghiệm mà khách hàng đang rất cần.

Các doanh nghiệp tư vấn thiết kế và hiệp hội tư vấn thường chăm lo việc cập nhật kiến thức và kỹ năng cho nhân viên tư vấn, còn những người hành nghề tư vấn phải chấp nhận việc học tập liên tục để luôn theo kịp các tiến bộ khoa học - công nghệ của thời đại.

Các chuyên gia tư vấn hàng đầu có thể có thu nhập năm vào khoảng 200.000 USD tới 500.000 USD, những người khác cũng có thu nhập khá, khoảng 50.000 - 100.000 USD. Đổi lại, họ phải làm việc căng thẳng, thường xuyên phải di chuyển và xa gia đình.

Không chỉ các doanh nghiệp tư vấn thiết kế lớn mới có các hoạt động ở nước ngoài mà ngay các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể nhận thầu ở nước ngoài rồi huy động các văn phòng tư vấn trong nước thực hiện, sản phẩm được gửi qua hệ thống chuyển phát nhanh tới đại diện của doanh nghiệp ở nước sở tại để chuyển giao cho khách hàng, nhờ đó giảm bớt được nhiều chi phí đi lại và lưu trú của chuyên gia tư vấn ở nước ngoài.

Một xu hướng mới là các doanh nghiệp tư vấn thiết kế lớn, có uy tín, sử dụng nguồn nhân lực rẻ nhưng có trình độ cao ở nước ngoài (chẳng hạn Ấn Độ) theo cách gọi là outsourcing, nhờ sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và mạng Internet.

Việc tuyển dụng chuyên gia tư vấn thường dựa vào dịch vụ của các hãng tuyển dụng (recruiting firms) chuyên tìm kiếm nhân lực cao cấp.

2.3.3. Đào tạo

Công nghiệp tư vấn có uy tín cao trong xã hội nên có sức hút mạnh mẽ đối với những người tốt nghiệp đại học, vì vậy về mặt số lượng thì các trường đại học có thể đáp ứng. Thế nhưng để có thể làm việc độc lập thì những người mới vào nghề phải trải qua thời kỳ thực tập khoảng vài năm, làm trợ lý cho các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng, mặt khác phải học bổ túc thêm một số nội dung kiến thức có liên quan đến lĩnh vực làm tư vấn. Sau thời kỳ thực tập nếu đạt được tiêu chuẩn thì ở nhiều nước được đăng bạ làm kỹ sư chuyên nghiệp (professional engineer), đủ tư cách hành nghề độc lập.

Nhưng, như trên đã nói, không chỉ khoa học công nghệ ngày nay tiến bộ rất nhanh, mà cả kinh tế và xã hội cũng thường xuyên đổi mới, như phát triển bền vững, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm nhẹ thiên tai, vì vậy các chuyên gia tư vấn phải thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin về nghề hoặc do chính doanh nghiệp mở và cấp chứng chỉ. Việc mở các lớp chuyên đề trên mạng cũng rất bổ ích.

3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH XÂY DỰNG THẾ GIỚI

Trong các thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, ngành xây dựng thế giới sẽ phát triển ra sao, đó là câu hỏi lớn mà những nhà xây dựng hàng đầu của nhiều nước phát triển đang đặt ra để tìm câu trả lời. Sau đây là tầm nhìn toàn cầu về ngành xây dựng đến năm 2025 do một Hội nghị thượng đỉnh gồm chuyên gia 8 nước họp ở Mỹ vào tháng 6 năm 2006 đưa ra:

3.1. Ngành xây dựng có trách nhiệm lớn đối với sự bền vững và quản lý môi trường toàn cầu

Sự tăng trưởng dân số thế giới và dòng nhập cư từ nông thôn đổ vào đô thị đòi hỏi phải có năng lượng bền vững, nước sạch, không khí trong lành, do đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng. Các chất thải, kể cả chất thải từ công nghệ hạt nhân, đều phải được tái chế và tái sử dụng. Triết lý thiết kế theo chu trình cuộc sống (life-cycle design philosophies) sẽ làm cho lượng chất thải “ròng” gần bằng không và tiết kiệm nhiều năng lượng trong xử lý chất thải. Sự phân tích chi phí theo chu kỳ cuộc sống trở nên thông dụng trong dự án đầu tư kết cấu hạ tầng.

Tiêu chuẩn thiết kế của các nước phải điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của sự bền vững và phải tương thích với nhau vì không nước nào còn có thể duy trì các tiêu chuẩn độc nhất của mình nữa. Như vậy sẽ dần dần hình thành tiêu chuẩn thiết kế toàn cầu.

Các công trình xây dựng hiện đại phải ứng phó được các thảm họa thiên nhiên, thảm họa nhân tạo và với sự thay đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra.

3.2. Chất lượng xây dựng tốt hơn, tốc độ xây dựng nhanh hơn, thi công an toàn hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ xây dựng, ứng dụng các tiến bộ của công nghệ na - nô, công nghệ sinh học, công nghệ rô bốt và công nghệ thông tin.

Các kỹ sư xây dựng có trách nhiệm dẫn đầu trong việc áp dụng và tích hợp  các công nghệ mới vào thiết kế và xây dựng công trình, trở thành nhà cách tân (innovator) và nhà tích hợp (integrator).

3.3. Công tác tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày càng phức tạp và đa dạng

Kíp thiết kế (design team) năm 2025 sẽ có rất đông thành viên, nhiều người trong số đó không thuộc ngành nghề xây dựng nhưng có liên quan đến các lĩnh vực quản lý, khoa học môi trường, khoa học xã hội, pháp luật, quy họach, địa lý và nhiều bộ môn khác. Kíp nhà thầu (contractor’s team)  sẽ bao gồm hàng tá nhà thầu chuyên môn sâu cùng phối hợp thi công dưới sự điều hành chung. Hình thành công nghệ xây dựng điện tử (e- construction)  cho phép quy hoạch  và thiết kế với chất lượng cao, quản lý toàn diện các dự án lớn, cung ứng tức thời mọi thông tin, loại bỏ các chi phí không hợp lý, đảm bảo tính minh bạch của toàn bộ  quá trình xây dựng, hạn chế được tệ tham nhũng.

3.4. Ngành xây dựng toàn cầu hóa mạnh mẽ

 Các tập đoàn xây dựng đa quốc gia hùng mạnh sẽ chi phối thị trường xây dựng toàn cầu. Hình thành nhiều dự án khổng lồ xuyên quốc gia, thậm chí xuyên châu lục. Các thị trường yếu tố sản xuất (vật liệu, máy móc xây dựng, vốn, công nghệ và lao động) phục vụ công nghiệp xây dựng cũng do đó mà toàn cầu hóa nhanh. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và diễn ra trên bình diện toàn cầu. Các “ thông lệ quốc tế” và “ các tiêu chuẩn xây dựng quốc tế”  sẽ trở thành chính thống trong các  hoạt động  xây dựng dù ở cấp quốc gia.

4. YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI

4.1. Nghề xây dựng

Ngành xây dựng phát triển theo các xu hướng nói trên thì hiển nhiên nguồn nhân lực cũng phải phát triển sao cho phù hợp  với các xu hướng đó.

Nghề xây dựng trở thành “nghề học tập” (learning profession), học tập liên tục để cập nhập kiến thức và nhận được chứng chỉ chuyên sâu (specialty certifications). Để có nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải tăng cường quan hệ đối tác giữa nhà trường với công nghiệp xây dựng, có như vậy công tác đào tạo mới đồng bộ với các bước tiến công nghệ và các thay đổi của thị trường. Nghề xây dựng phải là “nghề giải quyết vấn đề” (problem - solving profession),  dẫn đầu sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào hoạch định các chính sách công và đều có liên quan mật thiết với kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, và phải đứng trên tuyến đầu kiềm chế tham nhũng trong ngành công nghiệp xây dựng .

4.2. Kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có của người kỹ sư xây dựng   hiện đại

Người kỹ sư xây dựng do đó cần:

- Được trang bị đủ kiến thức  không chỉ về chuyên môn và cả về sự bền vững và các rủi ro, về chính sách công và quản trị công, về cơ bản kinh doanh, về khoa học xã hội (kinh tế, xã hội học) và về cách ứng xử có đạo đức;

- Được huấn luyện  kỹ năng (skill) như cách sử dụng các công cụ kỹ thuật cơ bản (phân tích thống kê, máy tính, tiêu chuẩn quy phạm, giám sát và theo dõi dự án), cách làm việc trong không gian điều khiển  (cyberspace)  với các thành viên của nhóm  biểu kiến ( virtual team) đa ngành và liên ngành, cách quản lý các nhiệm vụ, dự án và chương trình trong khuôn khổ ngân sách và tiến độ đã định, cách giao tiếp với cộng đồng một cách nhẫn nại, biết lắng nghe và có khả năng thuyết phục.

- Học tập thái độ (attitude) nghiêm chỉnh trong họat động ngành nghề như tính sáng tạo và sáng nghiệp (creativity and entrepreneurship)  trong nhận dạng và phát huy các khả năng và cơ hội, thực hiện các cam kết đạo đức và quy tắc tổ chức, giữ chữ tín và sự trung thực, lạc quan trước các thách thức, tôn trọng và khoan dung đối với các giá trị, quan điểm và quyền lợi của người khác v.v…

Ngoài các yêu cầu trên, người kỹ sư xây dựng cần được chuẩn bị kỹ khi làm việc trong thị trường quốc tế về ngoại ngữ, luật pháp và văn hóa nước sở tại.

4.3. Cải cách việc sử dụng nguồn nhân lực

Việc sử dụng nguồn nhân lực  xây dựng cần đáp ứng được ba điều kiện sau đây:

- Chọn lựa nhân viên có động lực làm việc cao (high level of motivations);

- Đảm bảo nhân viên được đào tạo liên tục;

- Tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện động lực làm việc bằng cách tạo lập hệ thống xã hội khuyến khích sự tận tâm và hệ thống thù lao thành tích cá nhân.



Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o