» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81267324

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Hệ thống đê biển và việc đối phó với nước biển dâng [14/12/07]
Nước biển dâng không phải là hiện tượng đột biến mà gặm nhấm dần theo thời gian, không gian. Vì vậy cách tiếp cận là tiệm cận dần với diễn biến của môi trường sinh thái, đối phó thích nghi theo sự biến đổi của thiên nhiên.

HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN

VÀ VIỆC ĐỐI PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG

 

NGUYỄN TY NIÊN

Mạng lưới cộng tác vì nước của Việt Nam (VNWP)

 


Sự gia tăng hiệu ứng nhà kính làm trái đất bị nóng lên, băng tan ở hai cực của trái đất, sự sụt lún đất do việc khai thác nước ngầm ở các đô thị làm cho mực nước biển dâng cao. Các nghiên cứu của các nhà khoa học công bố gần đây, của WB, của IPPC (Tổ chức liên quốc gia về biến đổi khí hậu toàn cầu), của Bộ tài nguyên và môi trường cho thấy ở Việt Nam lạc quan nhất thì mức nước biển dâng cao 3-15 cm (2010), 33 cm (2050) và 45-90 cm (2070) và 100 cm (2100).

Tại hội thảo "Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, mối liên quan tới đói nghèo và phát triển bền bững" do Bộ tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội ngày 22-23 tháng 5 vừa qua với mức nước biển dâng 1m thì Việt Nam có thể mất đi 12,2% diện tích đất canh tác mà phần lớn là đất màu mỡ 40.000 km2 đồng bằng bị ngập úng, 1700 km vùng ven biển chị chìm, nơi cư trú của 23% dân số khoảng 17 triệu người trong đó ĐBSCL 14 triệu người, ảnh hưởng nghiêm trọng tới 27% sinh cảnh tự nhiên quan trọng, 33% khu bảo tồn, thiệt hại kinh tế 17 tỷ USD/năm (5% GDP) nếu rủi ro thiên tai thì lên đến 20% GDP, ảnh hưởng nặng nề nhất là các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa...

Rõ ràng thế kỷ 21 là thế kỷ mà con người phải tìm cách thích ứng linh hoạt với những biến đổi của môi trường tự nhiên, không còn đơn lẻ mà mọi tác động đến có tính toàn cầu; dự báo Việt Nam và Băngladesh là hai trong số những nước trên thế giới tiềm ẩn nguy cơ nước biển dâng mạnh mẽ nhất.

Câu hỏi đặt ra là hành động của chúng ta để thích ứng với tình hình nước biển dâng thế nào.

Nước biển dâng không phải là hiện tượng đột biến mà gặm nhấm dần theo thời gian, không gian. Vì vậy cách tiếp cận là tiệm cận dần với diễn biến của môi trường sinh thái, đối phó thích nghi theo sự biến đổi của thiên nhiên.

Đó là một thực tế đang diễn ra dù các kịch bản có sự khác nhau nhưng nước biển dâng là thực tế không tránh khỏi, đòi hỏi chúng ta phải đặt ra mục tiêu chiến lược lâu dài thích ứng với tình hình một cách kiên định, tiệm cận dần để tích tụ hiệu quả đầu tư và thích nghi với quá trình nước biển dâng.

Các giải pháp công trình và phi công trình phải là quá tình tích tụ mềm dẻo phù hợp với quá trình nâng dần lên của nước biển dâng.

Các chương tình của nước ta nhằm góp phần giảm thiểu khí nhà kính cùng với toàn cầu cần được tiến hành một cách vững chắc, đồng thời cần các giải pháp cụ thể đối phó thích nghi phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của chúng ta.

Cách tiếp cận tiệm cận dần với những biến đổi nước biển dâng đòi hỏi phải có một quá trình quan trắc đo đạc diễn biến nước biển dâng, một mạng lưới quan trắc số liệu đáp ứng yêu cầu tính toán bao gồm các quan trắc về khí tượng, thủy văn, sinh thái, địa hình v.v... của vùng ven bờ và vùng nội đồng, cần có một tổ chức chuyên sâu về lĩnh vực này.

Trên cơ cở đó cần có các nghiên cứu cơ bản về thủy lực, cơ học, về môi trường, khí hậu, thúc đẩy các nghiên cứu phát triển vùng đất dốc để bù đắp các ảnh hưởng tiêu cực nếu có.

Bờ biển Việt Nam có ưu thế phần lớn thích nghi với việc hình thành và phát triển các thảm rừng ngập mặn, đặc biệt ở 2 đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Một chiến lược phát triển rừng và rừng ngập mặn ven biển là quốc sách bền vững, tác nhân quan trọng giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Đây là sự đầu tư cơ bản nhất, tích tụ và phát triển liên tục để giữ đất, chống sóng biển một cách hiệu quả nhất, đặc biệt hình thành hệ sinh thái rừng phát triển bền vững.

Đê biển là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để đối phó với nước biển dâng, hiện nay hệ thống biển đã hình thành trên cả nước với tổng chiều dài gần 2500 km trong đó 1500 km trực tiếp với biển và 1000 km đê cửa sông, các tỉnh phía Bắc đến Quảng Nam phần lớn đê có chiều rộng mặt đê 4-5m, cao trình phía biển 3,5 - 5m, đê thiết kế tiêu chuẩn cấp 3 chống đỡ được bão cấp 9 có triều thấp, tuyến đê ĐBSCL gần 1400 km trong đó đê trực tiếp với biển 620 km nhưng phần lớn mới hình thành, có cao trình phía biển Đông +3.5 - 4m, phía biển tây 2,5 - 3m đê thiết kế tiêu chuẩn cấp 4. Đê ở bán đảo Cà Mâu đang trong quá trình tích tụ dần do quá trình sụt lún của vùng đất mới bồi.

Phần lớn đê biển đều đi qua vùng đất có điều kiện hình thành rừng ngập mặn, một số vùng biển bị xâm thực mạnh như Cát Hải, Hải Hậu, Hậu Lộc, Nghi Xuân ở phía Bắc - Mũi Né, Phước Chỉ, Gò Công - Gềnh Hào, phía Nam, cần phải đầu tư kè giảm sóng để giữ chân đê, tạo bãi bồi đến trồng rừng.

Đối phó với nước biển dâng, hệ thống đê biển cần được tiếp tục đầu tư tích tục theo từng giai đoạn 2010 - 2020 - 2050... và được hỗ trợ bằng các đường phân vùng, đê phân vùng phía trong đồng. Việc thích nghi với nước biển dâng nên làm đê đất gắn với rừng ngập mặn coi đây là một cụm công trình. Trong cơn bão số 7 năm 2005 vào ĐBSH, gió dật cấp 12 nhưng tất cả đê biển có rừng ngập mặn đều không vỡ, trong lúc đoạn đê kè bê tông kiên cố ở Hải Hậu trực diện với sóng bị phá hủy hoàn toàn. Nghiên cứu của giáo sư Phan Nguyên Hồng ĐHSP Hà Nội thì năng lượng sóng trong cơn bão số 7 vượt qua vùng ngập mặn ở bằng La Đồ Sơn (Hải Phòng) giảm 85 - 87%; ở Vinh Quang (Hải Phòng) có rừng bần giảm 77 - 83%.

Cũng cần nói thêm rằng việc bê tông hóa đê biển là việc làm tốn kém, chỉ cần thiết ở vùng biển thoái trực diện với biển nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời, trước mắt, về lâu dài phải đầu tư kè giảm sóng để tạo bãi bồi giữ chân đê và trồng cây chắn sóng. Vấn đề nan giải hơn là hệ thống cống ngăn mặn và tiêu úng, cần có nghiên cứu phù hợp. Hệ thống đê bao đối phó với nước biển dâng ở các thành phố ven biển, ven sông cũng cần sớm đặt ra, là thành phần không thể thiếu được trong các quy hoạch đô thị.

Kinh nghiệm truyền thống và các cơ sở khoa học cho ta có thể đầu tư bền bỉ hệ thống đê biển - rừng ngập mặn để đối phó với nước biển dâng, đó cũng là giải pháp thích nghi dần với các diễn biến tiêu cực của thiên nhiên.

Tiếng chuông báo động nước biển dâng, sự kiện thiên nhiên đe doạ đến sự phát triển toàn cầu, nhưng chúng ta có đủ thời gian để đánh giá và tìm các giải pháp thích hợp, ta có đủ sức và thời gian đầu tư. Đòi hòi chúng ta cần nhất quán một chiến lược bền bỉ tiếp cận với quá trình nước biển dâng để có hành động thực sự khoa học, mềm dẻo và hiệu quả.


BẢN ĐỒ ĐÊ BIỂN VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG NƯỚC BIỂN DÂNG



Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o